Khai Thác Sức Mạnh Của Sáng Tạo Với 3 Bí Quyết

Bạn không nhất thiết phải làm việc trong một môi trường nghệ thuật mới có thể tận dụng sức mạnh của sáng tạo. Sáng tạo thường được xem là một món quà sẵn có với một số ít người may mắn, chứ không phải một kỹ năng có thể rèn luyện được. Tuy nhiên, ngoại trừ những người có khả năng sáng tạo bẩm sinh, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể khai thác và rèn giũa khả năng sáng tạo của mình để nâng cao sự nghiệp và cuộc sống.

Khi nói đến sáng tạo, chúng ta lập tức nghĩ đến những gì thuộc về nghệ thuật hay trí tưởng tượng. Tuy nhiên, sự sáng tạo vượt xa những khái niệm hạn hẹp đó. Định nghĩa của sáng tạo không hề phức tạp như chúng ta nghĩ, mà nó là quá trình tạo ra những ý tưởng mới.

Khả năng tạo ra những ý tưởng mới là kỹ năng vô cùng giá trị cho bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là các giải pháp hoặc ý tưởng đổi mới có thể giúp doanh nghiệp bạn tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Vậy làm thế nào để khai thác tối đa sức mạnh của sáng tạo?

Nhiều người nói rằng bản chất sáng tạo là một chuyện, nhưng khai thác khả năng sáng tạo từ bên trong và cách bạn sử dụng nó lại là chuyện khác. Sau đây là 3 cách cụ thể để bạn rèn luyện khả năng sáng tạo như một kỹ năng.

1. Kết hợp thế giới bên trong bạn và môi trường bên ngoài

Chúng ta đều có những trải nghiệm sống vô cùng khác biệt và độc đáo, điều đó giúp tạo nên thế giới nội tại của riêng bạn. Hơn nữa, cách chúng ta phát triển lại vô cùng khác nhau. Một số người thì nhạy cảm và hay thay đổi, một số thì thực tế và phân tích vấn đề kỹ lưỡng hơn. Không thể nói là ai đúng ai sai, nhưng bản chất cốt lõi của bạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ sáng tạo và cách mà bạn thực hiện nó.

Về bản chất, những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được là nguồn nhiên liệu cho trí tưởng tượng của ta, nó là chất xúc tác biến trong việc chuyển đổi thông tin thành những ý tưởng mới. Quá trình này bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vô số yếu tổ xung quanh môi trường của bạn, bao gồm không gian bạn sinh sống, làm việc, nhóm mà bạn làm việc cùng, các quy tắc, phần thưởng,…

2. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng sự sáng tạo

Hãy tự tạo không gian thúc đẩy khả năng sáng tạo của bạn, ví dụ khả năng sáng tạo của bạn hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, hãy dậy sớm hơn để dành thời gian cho “dòng chảy” sáng tạo đó. Nếu một ngày trong tuần nào đó hiệu quả hơn đối với bạn, hãy thử nghiệm sự sáng tạo của bạn vào ngày đó.

Nếu bạn thích sự sáng tạo trong các hoạt động nhóm, hãy tổ chức các buổi brainstorming với nhóm của bạn, chú ý là hãy khuyến khích mọi người thể hiện ý tưởng của bản thân một cách chân thực nhất. Những thói quen và nỗ lực như vậy cũng ảnh hưởng đến cách bạn tận dụng khả năng sáng tạo của mình hết mức có thể.

3. Xem mỗi vấn đề gặp phải như một cơ hội

Nhiều người không dám đối mặt với những xung đột và cảm thấy khả năng sáng tạo của mình bị kìm hãm. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi góc nhìn và xem mỗi vấn đề gặp phải như một cơ hội để để mình học hỏi và phát triển, bạn có thể đạt được nhiều thứ hơn bạn nghĩ.

Thay vì thấy những vấn đề khó khăn, hãy cố gắng nhìn vào những cơ hội tiềm tàng trong những khó khăn ấy. Thay vì chỉ thấy những trở ngại, tại sao bạn không thay đổi góc nhìn vào những cơ hội, và từ cơ hội ấy bạn có thể tạo ra giải pháp.

Khi bạn xem vấn đề là cơ hội, tư duy của bạn sẽ thay đổi và có nâng cao khả năng vượt qua những trở ngại. Bạn có thể nhìn nhận mọi tình huống, thách thức, cơ hội ở nhiều góc độ khác nhau. Mỗi góc độ khác nhau cung cấp cho bạn một góc nhìn mới về các tình huống và mang lại cho bạn nhiều kiến thức mới hơn.

>>> Bật Mí Về Mindset: Chìa Khóa Vàng Quyết Định Thành Công Của Bất Kỳ Ai

Bảo Ngọc PRBS