Biến Việc Học Thành Một Phần Thói Quen Hàng Ngày Của Bạn

Trong quá khứ, chúng ta đi làm để học cách thực hiện một công việc nào đó. Còn giờ đây, học hỏi chính là công việc. Những người có khả năng thích nghi và chủ động chính là tài sản quý giá nhất đối với một doanh nghiệp. Khi bạn đầu tư cho việc học, điều đó có nghĩa là bạn đang tạo ra những lợi ích lâu dài cho sự phát triển nghề nghiệp của mình.

Tuy nhiên, trong sự nghiệp ngày càng trắc trở của chúng ta, nơi mọi người thay đổi vai trò một cách thường xuyên hơn, linh hoạt hơn và phát triển theo nhiều hướng khác nhau thì học hỏi lại càng cần thiết cho thành công lâu dài của ban. Học hỏi không đơn giản chỉ là tiếp thu kiến thức mới, mà còn là cách mà bạn học lại kiến thức mới đó và gỡ bỏ đi những kiến thức không còn phù hợp nữa. Phần lớn thời gian của chúng ta là dành cho công việc, nên không gian làm việc của bạn chính là môi trường lý tưởng nhất để học hỏi.

Vì quá bận rộn với việc hoàn thành các công việc đến mức không còn không còn thời gian cho bất cứ điều gì khác, nên chúng ta thường không chủ động đầu tư vào việc phát triển bản thân mỗi ngày. Do đó, sau đây là 3 cách giúp bạn chủ động học hỏi lại nơi làm việc.

1. HỌC HỎI TỪ NGƯỜI KHÁC

Xây dựng một cộng đồng học tập đa dạng sẽ cung cấp cho bạn những góc nhìn mới và giảm thiểu rủi ro trong một môi trường chỉ có những thông tin lặp đi lặp lại. Đó có thể là những người trong phòng ban khác, là người có thể giúp bạn nhìn nhận tổ chức của mình qua một góc nhìn khác, hoặc là một người làm cùng ngành nghề với bạn nhưng ở công ty khác, họ sẽ giúp bạn mở rộng thêm kiến thức.

2. THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm giúp bạn kiểm tra, học hỏi và thích nghi trong quá trình làm việc. Có vô số cách để bạn có thể thực nghiệm tại nơi làm việc. Ví dụ, sử dụng các công cụ khác nhau để tăng tính tương tác cho bài thuyết trình hoặc bạn có thể thử các chiến thuật đàm phán mới.

Để thí nghiệm một cách hiệu quả, bạn phải có ý thức về lựa chọn của mình và xem đó là cơ hội để học hỏi. Sau đó, hãy theo dõi quá trình thực hiện của bạn và những gì bạn có thể học được từ quá trình đó. Điều quan trọng là bạn nên dự đoán được một số thí nghiệm sẽ thất bại, vì đó là bản chất của việc khám phá những điều mình chưa biết.

3. “GỠ BỎ” KIẾN THỨC CŨ

Học cách gỡ bỏ kiến thức cũ là nghĩa là buông bỏ những thứ an toàn, quen thuộc và thay thế nó bằng những điều mới mẻ và chưa biết. Thực tế là những kỹ năng giúp bạn đạt được vị trí hiện tại có thể cản trở bạn tiến đến mục đích trong tương lai. Ví dụ, một nhà lãnh đạo cần học cách “gỡ bỏ” thói quen luôn là người lên tiếng đầu tiên trong cuộc họp. Hoặc một quản lý mới cần học cách gở bỏ thói quen nói “có” khi khối lượng công việc tăng lên.

Gỡ bỏ kiến thức cũ khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, nhưng những năm vừa qua đã nhắc nhở chúng ta về khả năng thích nghi của bản thân. Để học được kỹ năng này, đầu tiên bạn hãy kết nối với những người sẵn sàng thách thức bạn. Chúng ta học cách “gỡ bỏ” kiến thức cũ khi nhìn nhận vấn đề hoặc cơ hội qua lăng kính mới.

Điều này có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu bạn dành thời gian cho những người sẵn sàng thách thức bạn vì họ có cách suy nghĩ khác biệt. Mục đích của việc kết nối với những người như vậy không phải để đồng ý hay tranh luận, mà là để lắng nghe và cân nhắc: “Tôi có thể học được gì từ người này?”

Xem Thêm: Vì Sao Người Hoa Đi Đến Đâu Cũng Trở Thành Thế Lực Hùng Mạnh Trong Kinh Doanh

Bảo Ngọc PRBS