Triết lý của người thành công

TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG: YÊN PHẬN TRƯỚC HIỆN TẠI, TĨNH TÂM TÍCH TÀI NĂNG, ĐỢI CHỜ LÀM VIỆC LỚN!

Đi làm cũng giống như đi học. Đó là trải nghiệm cuộc sống mà bất cứ người bình thường nào cũng phải trải qua. Nhưng trong thực tế cuộc sống có rất nhiều người chán ghét đi làm. Họ đi làm chỉ chống đối cho qua ngày, coi đó là thủ đoạn để kiếm ăn. Yêu cầu duy nhất của họ khi đi làm đó là kiếm được tiền.

Vì muốn kiếm tiền mà họ cao không với tới được, thấp cũng chẳng vừa lòng. Lăn lộn khắp nơi hoặc liên tục nhảy việc, kết quả chẳng làm nên trò trống gì.

Những người bình thường họ vừa yêu vừa ghét đi làm. Lý do là bởi họ muốn kiếm được nhiều thù lao kinh tế hậu hĩnh. Thế nhưng đi làm lại không thể đáp ứng được hết nhu cầu nguyện vọng của họ.

Tuy nhiên họ không thể không đi làm. Tại sao vậy?Bởi nếu không đi làm họ sẽ mất đi nguồn thu nhập từ việc đi làm mang lại. Họ sẽ không thể sinh tồn.

Kiểu người này vốn họ đã không muốn đi làm. Hay nói cách khác là họ không muốn đi làm thuê cho người khác. Chỉ cần có cơ hội hoặc nguồn vốn là họ sẽ không hề do dự lựa chọn cho mình một khoảng trời riêng. Những người hứng lên khởi nghiệp kết quả “đeo mo vào mặt” đa số đều là kiểu người này.

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, họ không hề biết rằng những người khởi nghiệp thành công lớn nhất như Jack Ma, Pony Ma… Họ đều là những người đã từng đi làm thuê. Hơn nữa khoảng thời gian mà họ đi làm thuê đó đều kéo dài tới 5 năm. Thậm chí là 10 năm.
Jack Ma trước khi tự khởi nghiệp là một giáo viên dạy tiếng anh.

Ông đi dạy 5 năm trong trường học. Trong vòng 5 năm đó ông không hề có một động thái khởi nghiệp nào. Lẽ nào, đi làm đối với ông là một điều phiền toái sau?

Nếu Jack Ma không làm giáo viên dạy tiếng anh. Thì liệu Alibaba có thể ra đời sớm hơn 5 năm không? Đồng thời nó có thể trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc trước 5 năm không?

Tại sao cùng là những người làm công ăn lương, nưng Jack Ma và nhiều người khác sau 5 năm hoặc 10 năm làm việc, sau khi kết thúc cuộc đời sự nghiệp, họ lại rất nhanh chóng bước trên con đường trở thành doanh nghiệp thương mại điện tử đầu tiên hay phần mềm xã hội đầu tiên của nhân loại?

Còn những người bình thường làm việc 5 năm, 10 năm hoặc là tăng thêm được chút tiền lương, hoặc là không được tăng lương mà vẫn phải tiếp tục bôn ba sinh mệnh vì cuộc sống? Khi những người này họ đang oán thán đi làm chỉ là gánh nặng, thì Jack Ma và những người thành công khác họ làm gì?

Sau 5 năm trong sự nghiệp làm thuê, Jack Ma trở thành một trong những nhà giáo trẻ kiệt xuất nhất trong vùng. Ông làm các công việc có liên quan tới biên phiên dịch bằng khả năng chuyên ngành xuất sắc của mình. Cũng chính vì sự nổi tiếng bên ngoài về khả năng phiên dịch đó, ông được chính phủ tin cậy lựa chọn làm chuyên viên đi đàm phán ở Mỹ.

Chuyến xuất ngoại đó đã tạo nguồn cảm hứng cho Jack Ma thành lập Website thương mại B2B, là bước đệm khởi đầu cho việc xây dựng Website Taobao và Alibaba sau này.

Ý nghĩa hiện thực nhất của cuộc sống nghề nghiệp đối với những người thành công đó là tu luyện trau dồi khả năng chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm làm việc có liên quan. Quá trình tương tác nhiều lần với thị trường biến động khó lường ấy đã tạo cơ sở nền móng vững chắc cho công cuộc chinh phục đỉnh cao sự nghiệp sau này của họ.

Nhưng chúng ta cũng phải thấy rõ được rằng khả năng chuyên môn chỉ là điều kiện cơ bản nhất bảo đảm sự sinh tồn và phát triển của người thành công. Điều đáng được khẳng định nhất ở đây đó là thái độ không ngừng tích lũy tài năng. Lặng lẽ chờ đợi cơ hội.

Điểm đáng thương nhất của những người thất bại, không có gì lớn hơn đó là bôn ba lam lũ nhiều năm mà không có chút kỹ năng sinh tồn cơ bản nào. Đến những kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất còn không có thì nói gì đến việc phát triển tiến bộ và nâng cao năng lực bản thân.

Hơn nữa chúng ta đều nhìn thấy những người thất bại họ không bao giờ chịu yên lặng. Có chút tài năng liền khoe mẽ khắp nơi. Thời cơ chưa kịp xuất hiện thì nhuệ khí sớm đã bị hao mòn hết.

Thành công không phải là do ngẫu nhiên. Ý nghĩa về cuộc đời sự nghiệp đối với mỗi người là rất lớn. Quyết định sự thành bại của một người không phải là công việc cao thấp sang hèn, mà là thái độ đối với nghề nghiệp và cả việc nâng cao khả năng tổng hợp của bản thân.

Có lẽ mỗi con người bình thường như chúng ta đều nên phải hiểu được rằng, thành công không thể là chuyện vội vàng một sớm một chiều. Điều chúng ta cần phải làm ở đây đó là tích lũy tài năng, đợi chờ cơ hội, tĩnh tâm để làm việc lớn.

Nguồn: Cafebiz