Sự từ chối là một trở ngại lớn cản trở sự thay đổi. Dù đối mặt với những người không tin vào biến đổi khí hậu, văn hóa doanh nghiệp bảo thủ hay hệ thống chính trị cố thủ, việc vượt qua sự phủ nhận là rất quan trọng để đạt được tiến bộ. Để đánh bại sự phủ nhận và thúc đẩy thay đổi tích cực, những người muốn thay đổi có thể sử dụng bốn công cụ hiệu quả: sự thật rõ ràng, lập luận phản bác, cái nhìn tổng thể và áp lực lặp đi lặp lại.
1. Sự thật
Sự thật là nền tảng của mọi lập luận ủng hộ sự thay đổi. Tuy nhiên, không phải sự thật nào cũng có sức thuyết phục như nhau. Để chống lại sự phủ nhận một cách hiệu quả, bằng chứng được đưa ra phải mạnh mẽ và không thể bác bỏ. Điều này thường có nghĩa là bạn cần tìm dữ liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy để tạo ra một lập luận toàn diện và hấp dẫn. Ví dụ, trong các cuộc thảo luận về các vấn đề môi trường, việc sử dụng dữ liệu từ nhiều tổ chức uy tín như WFO, NASA, v.v, sẽ làm cho lập luận của bạn mạnh mẽ hơn.
Những tổ chức này là hoàn toàn độc lập và không dính líu gì với nhau, vì vậy một khi những nguồn này đều xác nhận cùng một xu hướng và dự đoán giống nhau, những người phủ nhận sẽ khó mà bác bỏ được. Do vậy, việc đảm bảo dữ liệu luôn cập nhật, phù hợp và được chứng thực bởi nhiều nguồn đáng tin cậy là rất quan trọng. Cập nhật thường xuyên và giải thích rõ ràng về phương pháp đằng sau dữ liệu sẽ giúp bạn củng cố thêm lập luận của mình.
2. Lập luận phản bác
Hiểu được lập luận của những người từ chối thay đổi cũng rất quan trọng. Những người ủng hộ sự thay đổi phải lường trước những phản đối và sẵn sàng phản hồi bằng những lập luận phản bác với lý do chính đáng. Tức là, bạn phải hiểu thấu đáo các quan điểm đối lập và giải quyết chúng một cách trực tiếp. Ví dụ, trong tái cơ cấu doanh nghiệp, nếu nhân viên lo sợ mất việc do tự động hóa, người lãnh đạo – người đề xuất sự thay đổi – có thể phản bác lại điều này bằng cách nêu bật các ví dụ, trong đó tự động hóa đã tạo ra các loại công việc mới và cải thiện sự hài lòng trong công việc cũng như năng suất tổng thể.
Để quản lý hiệu quả sự phản đối trước những thay đổi được đề xuất, hãy bắt đầu bằng cách xác định những phản đối phổ biến mà mọi người có thể gặp phải. Chuẩn bị các phản hồi rõ ràng, dựa trên thực tế đối với những phản đối này để giải quyết các mối quan ngại. Sau đó, luyện tập đưa ra những phản hồi này một cách tự tin và đồng cảm, nó sẽ đảm bảo bạn sẵn sàng xử lý mọi sự phản kháng mà bạn gặp phải.
3. Bức tranh lớn
Sự thay đổi thường bị phản đối vì mọi người sợ những điều chưa biết. Vì vậy, việc trình bày sự thay đổi sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực nào cho bức tranh tương lai là điều rất quan trọng. Để làm được điều này, bạn cần chỉ ra được những thay đổi phù hợp với lợi ích lâu dài và giá trị chung như thế nào.
Ví dụ, khi ủng hộ năng lượng tái tạo,hãy nhấn mạnh không chỉ những lợi ích về môi trường mà còn cả những cơ hội kinh tế, chẳng hạn như việc làm mới trong công nghệ xanh, độc lập về năng lượng và tiết kiệm chi phí lâu dài. Hãy tạo một câu chuyện hấp dẫn để kết nối những thay đổi này với một tương lai tốt đẹp hơn. Sử dụng các câu chuyện, so sánh, và hình ảnh để giúp mọi người thấy được kết quả tích cực. Đảm bảo rằng tầm nhìn này phù hợp với giá trị và mục tiêu của các bên liên quan sẽ giúp thu hút nhiều sự ủng hộ hơn.
4. Áp lực và sự lặp lại
Kiên trì là chìa khóa trong công cuộc chống lại sự từ chối. Bởi lẽ, thông điệp nhất quán và lặp đi lặp lại, cùng với áp lực từ nhiều mặt trận, có thể dần dần làm giảm bớt sự phản kháng. Điều này liên quan đến việc duy trì thông điệp và sử dụng các nền tảng khác nhau để củng cố nhu cầu thay đổi.
Các chiến dịch y tế công cộng, chẳng hạn như chiến dịch chống hút thuốc, đã thành công nhờ lặp đi lặp lại không ngừng thông điệp của họ trên các phương tiện truyền thông khác nhau, cùng với những thay đổi chính sách như cấm quảng cáo và hạn chế hút thuốc ở những nơi công cộng.
Việc phát triển một kế hoạch truyền thông, trong đó bao gồm cập nhật thường xuyên, nhắc nhở và củng cố thông điệp của sự thay đổi, là cần thiết. Sử dụng các kênh khác nhau – như cuộc họp, email, phương tiện truyền thông xã hội và diễn đàn công cộng – để đảm bảo thông điệp được lắng nghe nhiều lần và nhất quán.
Để vượt qua sự phản kháng, cần một cách tiếp cận chiến lược gồm: bằng chứng vững chắc, lý lẽ phản biện sâu sắc, tầm nhìn thuyết phục, và giao tiếp kiên trì. Sử dụng bốn yếu tố này, các nhà lãnh đạo có thể phá vỡ sự phản kháng đầy hiệu quả và thúc đẩy thay đổi tích cực. Dù trong chính sách môi trường, tái cơ cấu doanh nghiệp, cải cách xã hội, hay là gì đi nữa, những chiến lược này giúp biến người phản đối thành người ủng hộ và tạo ra tiến bộ có ý nghĩa.
Xem Thêm: 6 Hiệu Ứng Tâm Lý Phổ Biến Nhất Lý Giải Rất Nhiều Vấn Đề Trong Cuộc Sống
Hồng Ngọc PRBS