1. Mô hình nhượng quyền
Trong tất cả các loại mô hình kinh doanh khác nhau, mô hình nhượng quyền thương mại có lẽ là mô hình mà mọi người quen thuộc nhất. Xét cho cùng, chúng ta đều thấy và thường xuyên đến thăm các cơ sở kinh doanh nhượng quyền trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Đây là mô hình tuyệt vời cho sự mở rộng của công ty, cho phép bên nhượng quyền cấp phép nguồn lực, tên thương hiệu. Mô hình nhượng quyền cho phép các bên mua nhượng quyền có thể bán các sản phẩm, dịch vụ của họ. Đổi lại, bên nhượng quyền sẽ có tiền khi tìm được những chủ sở hữu phù hợp. Thương hiệu càng nổi tiếng, chi phí nhượng quyền càng cao, doanh thu cho mô hình này càng nhiều.
>> McDonald’s có 93% nhà hàng được nhượng quyền trên toàn thế giới.
2. Mô hình nền tảng nhiều mặt
Bất kỳ công ty nào cung cấp dịch vụ cho cả hai bên kinh doanh đều thực hiện mô hình kinh doanh nền tảng nhiều mặt.
Chẳng hạn, LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký cho mọi người để có thể tìm những công việc mong muốn. Và LinkedIn cũng cho phép các nhà quản lý nhân sự tìm kiếm ứng viên cho vị trí tuyển dụng của họ.
>> LinkedIn, Freelancer. com, …
3. Mô hình theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
Mô hình này có tên tiếng anh là Cash conversion cycle (CCC). Về cơ bản, nó có nghĩa là một công ty chuyển đổi tiền mặt thành hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng, sau đó lại chuyển thành tiền mặt.
Mô hình này được thấy nhiều ở các công ty người làm margin – lợi nhuận thấp nhưng tồn tại trên thị trường với vị trí top đầu. Giống như Amazon tạo ra một lượng lớn tiền mặt từ cửa hàng trực tuyến của mình trước khi trả cho các nhà cung cấp.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: Tiền mặt ==> Sản phẩm & Dịch vụ ==> Tiền mặt
>> Amazon, Alibaba, Apple
4. Mô hình kinh doanh Freemium
Đây là mô hình hiệu quả, khá phổ biến hiện nay xuất hiện ở cả Việt Nam và trên thế giới. Mô hình Freemium là sự kết hợp giữa các dịch vụ miễn phí và trả phí. Nó được dùng nhiều ở với các công ty công nghệ có sản phẩm là dịch vụ/ứng dụng.
Để phát triển và có được khách hàng, các công ty này thường cung cấp phiên bản miễn phí (bản thu nhỏ) cho khách hàng nhưng trong thời gian giới hạn hoặc với các tính năng hạn chế. Để sử dụng những tính năng được nâng cấp hoặc sử dụng vĩnh viễn cũng như được hỗ trợ lâu dài, khách hàng cần lựa chọn dịch vụ trả phí.
>> Zoom, Spotify, LinkedIn, Skype, Canvas….
5. Mô hình kinh doanh đăng ký
Mô hình đăng ký có thể áp dụng cho cả doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp trực tuyến. Về cơ bản, như POS365 đã giải thích khi đề cập đến ví dụ mô hình Netflix ở trên, khách hàng trả phí định kỳ hàng tháng, hoặc hàng năm để có quyền truy cập vào dịch vụ hoặc sản phẩm.
>> Ngoài Netflix, HelloFresh, Beer Cartel, Stitch Fix, Hulu, HBO Go và Disney +
6. Mô hình kinh doanh ngang hàng
Theo mô hình này, một công ty đóng vai trò là người trung gian giữa hai bên cá nhân và tạo ra giá trị cho cả bên cầu và bên cung. Nó khác với mối quan hệ điển hình của một doanh nghiệp bán dịch vụ của mình cho người tiêu dùng (B2B hoặc B2C).
Mô hình này ngang hàng kiếm tiền thông qua hoa hồng.
>> Airbnb, Uber, eBay, Offer Up, Freelancer. com
7. Mô hình một đổi một
Như tên cho thấy, mô hình kinh doanh một tặng một có nghĩa là một công ty quyên góp một mặt hàng cho một tổ chức từ thiện cho mỗi mặt hàng được mua. Mô hình này thu hút bản chất từ thiện và ý thức xã hội của khách hàng để khuyến khích họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời cho phép cả doanh nghiệp và khách hàng thực sự tham gia vào các nỗ lực từ thiện.
>> Công ty TOMS Shoes
8. Mô hình doanh thu ẩn
Mô hình này đề cập đến một hệ thống tạo doanh thu, trong đó người dùng không phải trả tiền cho các dịch vụ được cung cấp, nhưng công ty vẫn kiếm được các dòng doanh thu từ các nguồn khác.
>> Google, Facebook, Instagram, Twitter
9. Mô hình lưỡi dao cạo
Trong mô hình này, một sản phẩm (Dao cạo) được bán với giá thấp trong khi một vật phẩm khác (lưỡi dao) được bán với giá cao cấp. Nó còn được gọi là mô hình kinh doanh máy in và hộp mực. Mô hình này sẽ càng thành công khi bạn có tệp khách hàng trung thành và tạo ra nhiều tình huống bế tắc với khách hàng để kích thích họ mua lại.
>> Xbox, máy in HP, máy pha cà phê Nespresso,…
10. Mô hình trái ngược lưỡi dao cạo
Thay vì bán 1 sản phẩm và kích thích khách hàng mua những phụ kiện, sản phẩm xung quanh nó. Mô hình này trái ngược với mô hình “lưỡi dao cạo” ở trên. Nó cung cấp các sản phẩm có giá thấp để khuyến khích khách hàng cũng mua các mặt hàng có giá cao.
Mô hình kinh doanh này sử dụng chiến lược với ưu đãi một lần cho sản phẩm cao cấp và thu được nhiều doanh thu hơn từ các mặt hàng thứ cấp trong dài hạn.
>> Apple có App Store của Apple và iTunes bán ứng dụng, phim, bài hát,…
11. Mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp
Trong mô hình này, các sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng tại các địa điểm kinh doanh trực tiếp ở ngoài. Nhân viên bán hàng nhận được hoa hồng nhỏ từ mỗi đơn hàng. Mặc dù công nghệ đang dần thay thế phương thức bán hàng truyền thống. Tuy nhiên, vẫn có nhiều công ty mong muốn mang đến trải nghiệm phục vụ trực tiếp cho khách hàng của mình.
>> Các nhà hàng, spa, quán cafe, nhà hàng buffet hải sản,….
12. Mô hình kinh doanh tiếp thị liên kết
Kinh doanh tiếp thị liên kết hay còn gọi là Affiliate Marketing. Đối với mô hình này, các công ty thu tiền bằng cách giới thiệu, đánh giá các sản phẩm/dịch vụ của các công ty khác. Ví dụ sản phẩm được liên kết có thể là mỹ phẩm, homestay, thực phẩm chức năng,….
Đa phần nó đến từ việc làm các trang web đánh giá sản phẩm. Dựa vào lượt traffic hàng tháng chuyển đổi về các công ty được liên kết.
>> NerdWallet, Capterra, MoneySavingExpert. com, và Thewirecutter.
13. Tư vấn mô hình kinh doanh
Các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn bằng cách thuê những người có kinh nghiệm và giao cho họ các dự án của khách hàng theo mô hình kinh doanh tư vấn. Các công ty này có xu hướng tính phí theo giờ hoặc chia phần trăm dựa trên việc hoàn thành dự án thành công.
>> Deloitte, Mckinsey, BCG, các công ty phát triển phần mềm hoặc trang web.
14. Mô hình kinh doanh dựa trên đại lý
Đây là mô hình kinh doanh dựa trên dự án, trong đó một công ty bên ngoài được thuê để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, các công ty thiếu chuyên môn sẽ thuê các đại lý để có được giải pháp cụ thể tùy chỉnh theo nhu cầu của họ.
>> Netflix nổi tiếng tập trung vào đại lý quảng cáo và khách hàng của họ.
15. Mô hình kinh doanh nội dung do người dùng tạo
Đây là mô hình cho phép người dùng tạo nội dung chất lượng miễn phí trên các trang web để trả lời các câu hỏi của người dùng khác và cung cấp đánh giá. Mô hình kinh doanh này mới nhưng đang phát triển nhanh chóng.
Mô hình này được thúc đẩy bởi nhiều sản phẩm kỹ thuật số, từ video đến các bài đánh giá, hình ảnh, bài blog,…. Nó cũng có thể truy cập thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
>> YouTube, Quora, Yelp, Yahoo, Reddit.
16. Mô hình kinh doanh giáo dục online
Nhắm mục tiêu vào ngành giáo dục, bao gồm cả sinh viên và giáo viên, mô hình này cho phép khách hàng truy cập vào các nguồn tài nguyên giáo dục thông qua đăng ký hoặc mua khóa học (tiếng anh online, tiếng việt, các môn toán học, văn học,….) cố định. Có thể nói đây là sự kết hợp giữa freemium, phí khóa học và mô hình dựa trên đăng ký.
>> Coursera, Udemy, Unica,…
17. Mô hình kinh doanh tin tức trực tiếp
Mô hình này tập trung vào việc chia sẻ và cập nhật tin tức tức mà không qua trung gian. Các công ty sử dụng mô hình này cung cấp các kênh đáng tin cậy cho phép truyền tải tin tức nóng hổi hoặc thông báo khẩn cấp trực tiếp đến độc giả của họ.
18. Mô hình kinh doanh đa thương hiệu
Mô hình này dựa trên việc tiếp thị nhiều hơn hai sản phẩm, gần như giống nhau nhưng cạnh tranh với nhau và thuộc một tổ chức duy nhất nhưng có tên thương hiệu khác nhau. Nó được thực hiện để tạo ra quy mô kinh tế và xây dựng một đế chế.
>> Unilever, Nestle.
19. Mô hình Thương mại điện tử
Một mô hình kinh doanh đơn giản nhưng đầy hứa hẹn nhất, thương mại điện tử cho phép người mua và người bán kết nối và giao dịch bằng nền tảng trực tuyến (cửa hàng trực tuyến).
Có một số loại mô hình thương mại điện tử, bao gồm Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C), Khách hàng với Khách hàng (C2C) và Khách hàng đến Doanh nghiệp (C2B).
>> Amazon, Alibaba, eBay, Shopee, Lazada, Tiki….
NHIỀU MÃ GIẢM GIÁ >>> CLICK NGAY <<<
20. Mô hình kinh doanh dựa trên phân phối
Một công ty hoạt động bằng cách có một hoặc một số kênh phân phối chính để tích hợp với khách hàng cuối cùng của mình theo mô hình này.
Các công ty sử dụng mô hình này cung cấp các kênh để doanh nghiệp bán cho khách hàng thông qua các đại lý, nhà môi giới, siêu thị, cửa hàng bán lẻ ở nông thôn….
>> Unilever
21. Mô hình kinh doanh vận chuyển
Mô hình này cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Khi đơn đặt hàng được đặt trên trang web của công ty vận chuyển, nhân viên giao hàng sẽ tới địa chỉ của người đặt giao hàng. Sau đó vận chuyển tới địa chỉ cho người nhận.
>> Giaohangtietkiem, Giaohangnhanh, VNPost,…
22. Mô hình kinh doanh doanh nghiệp
Nhắm mục tiêu và chỉ tập trung vào các khách hàng lớn, mô hình kinh doanh doanh nghiệp đều dựa trên việc đạt được các giao dịch lớn. Nó được xây dựng trên cơ sở bán hàng phức tạp với một số ít khách hàng tiềm năng.
>> Boeing, Raytheon, SpaceX.
23. Mô hình kinh doanh doanh nghiệp xã hội
Mô hình này dựa trên nền tảng cơ bản là các công ty phải tạo ra lợi nhuận mà không gây tổn hại cho bất kỳ ai và một phần trong số đó nên được chi cho các hoạt động nhân đạo nhằm cải thiện điều kiện sống của con người.
>> kinh doanh rau sạch.
24. Mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng
Mô hình này cho phép các công ty hoặc thương hiệu bán sản phẩm của họ cho khách hàng một cách trực tiếp. Cần phải có các chiến dịch tiếp thị và hoạt động quảng cáo hiệu quả cao để giữ chân khách hàng và tạo nên khách hàng trung thành.
>> Unilever
25. Mô hình kinh doanh hộ gia đình
Bất kỳ doanh nghiệp nhỏ hay lớn, do một gia đình điều hành và được thực hiện, kiểm soát bởi 2 hay nhiều thành viên trong gia đình thì đều là doanh nghiệp do gia đình sở hữu.
Quyền lãnh đạo của công ty được chuyển cho người thừa kế, người sẽ giao lại quyền lực cho con cái của họ.
>> Ford, Walmart, Prada, Comcast.
26. Mô hình dựa trên công nghệ Blockchain
Công nghệ tiên tiến, tương lai và hiện đại nhất của Blockchain đã thay đổi toàn bộ bối cảnh giao dịch, liên quan đến hệ thống mạng phi tập trung trên quy mô toàn cầu.
Sử dụng mạng phi tập trung nâng cao lòng tin và cho phép người tiêu dùng giao dịch ngang hàng. Các doanh nghiệp dựa trên Blockchain tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng token và cung cấp Blockchain như một dịch vụ.
>> Bitcoin, Ethereum và Litecoin sử dụng mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain.
27. Mô hình chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc
Mô hình này là việc công ty tự sở hữu và quản lý các hoạt động của chuỗi cung ứng (sản xuất, phân phối và bán lẻ) cho các sản phẩm của mình. Khi một công ty kiểm soát tốt cách sản xuất và phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, thì công ty đó có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn (với tỷ suất lợi nhuận tốt hơn) cho người tiêu dùng.
>> Amazon, Apple đều có cả nhà máy và cửa hàng bán lẻ/online.
28. Kết hợp kinh doanh nhượng quyền và chuỗi cửa hàng
Mô hình này chỉ đơn giản là sự kết hợp giữa các chuỗi đã hoạt động và các cửa hàng được cấp phép (nhượng quyền).
>> Starbucks.
29. Mô hình kinh doanh cấp phép dữ liệu
Mô hình kinh doanh “dữ liệu” đã đạt được một ý nghĩa mới trong thế giới hiện đại này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Ví dụ: Twitter
30. Mô hình kinh doanh thương hiệu cá nhân
Các thương hiệu hoặc người có ảnh hưởng có thể kiếm tiền thông qua việc thu hút đối tượng khách hàng đến với họ bằng cách tạo những nội dung hay.
>> Snapchat & Instagram
31. Giảm giá với mô hình kinh doanh chất lượng cao
Hình thức kinh doanh này thường được thực hiện bởi các siêu thị và cửa hàng bách hóa lấy sản phẩm với số lượng lớn và bán theo giá bán buôn.
>> Các siêu thị, cửa hàng tạp hóa.
32. Mô hình kinh doanh đa cấp
Một mô hình kim tự tháp (đa cấp) là một mô hình thường bị coi là bất hợp pháp và “lừa đảo”. Mô hình hoạt động này thực hiện tuyển thêm nhiều thành viên bằng cách hứa hẹn sẽ cho họ lợi nhuận cao khi tham gia. Khi tham gia, thành viên sẽ phải đầu tư hoặc bán sản phẩm.
Do mô hình này ngày càng có sự tha hóa, các thành viên tham gia không bán được sản phẩm do kém chất lượng hoặc lôi kéo những thành viên khác (có thể là gia đình, người thân của mình). Khi mô hình này phát triển với tốc độ quá lớn, người đứng đầu sẽ ăn lợi nhuận từ tiền của những thành viên đăng ký và có thể “bốc hơi”.
>> Amway
33. Mô hình kinh doanh Nickel và Dime
Mô hình kinh doanh này bao gồm chiến lược giá thấp nhất cho sản phẩm hoặc dịch vụ cơ bản. Bằng cách giữ mức giá cơ bản càng thấp càng tốt, một số tiền bổ sung sẽ được tính cho các đặc quyền và dịch vụ khác được cung cấp cùng với dịch vụ cơ bản chính.
>> Hãng máy bay Jetstar
34. Mô hình kinh doanh tổng hợp
Mô hình kinh doanh tổng hợp là cung cấp thông tin tổng hợp về một dịch vụ cụ thể và bán chúng dưới tên thương hiệu của họ.
>> Zillow và Oyo cho khách sạn, Uber cho dịch vụ taxi, Yodlee cho dịch vụ tài chính.
35. Mô hình kinh doanh cấp phép API
API là viết tắt của giao diện lập trình ứng dụng (API). Về cơ bản, nó là một tập hợp các định nghĩa chương trình con, thiết lập giao tiếp và các công cụ để phát triển phần mềm.
Mô hình cấp phép API cung cấp các giao thức cấp phép cho phép cộng đồng các nhà phát triển tạo ứng dụng bổ trợ/plugin của bên thứ ba cho các nền tảng. Và các nhà phát triển phải trả một khoản phí để có được quyền truy cập API.
>> Microsoft, Apple, LinkedIn và Twitter
36. Mô hình kinh doanh nguồn số đông
Mô hình kinh doanh Crowdsource (nguồn số đông) tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận với các giải pháp hoạt động như ý tưởng và công nghệ, tương tác với người tiêu dùng, tạo cơ hội hợp tác, tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí.
>> Wikipedia, YouTube, Kickstarter, Unilever, Coca Cola.
37. Mô hình kinh doanh tương tác cao
Trong mô hình kinh doanh tương tác cao, sự tương tác và tham gia của khách hàng được để ở mức cao nhất để làm tăng trải nghiệm cá nhân hóa.
Mô hình này yêu cầu sự tương tác, liên hệ cao đối với các khách hàng vì sản phẩm/dịch vụ đó cần phải trả một số tiền rất lớn.
>> Mua xe tại Đại lý ô tô, công ty bất động sản,…
38. Mô hình kinh doanh tương tác thấp
Tất nhiên, mô hình kinh doanh tương tác thấp đối lập với mô hình tương tác cao. Trong đó sản phẩm hoặc dịch vụ được phân phối bằng sự tương tác tối thiểu của khách hàng. Mô hình này được ứng dụng tốt trong những công cụ phần mềm giá rẻ, dễ thu hút khách hàng.
>> Amazon, Zendesk, SurveyMonkey.
39. Mô hình kinh doanh định giá linh hoạt
Mô hình này hoạt động thông qua chiến lược kinh doanh trong đó giá cuối cùng của một mặt hàng có thể thương lượng được. Tóm lại, người mua và người bán có thể mặc cả giá sao cho phù hợp với mục đích của mình nhất.
>> Letgo
40. Mô hình kinh doanh dựa trên đấu giá
Mô hình dựa trên tùy chọn đấu thầu để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Mô hình này mặc dù không còn phổ biến hiện nay nhưng nó vẫn được sử dụng cho các ngành như đồ cổ, bất động sản, đồ sưu tầm và bán hàng của các doanh nghiệp.
Ví dụ: eBay, Amazon, Godaddy đấu thầu tên miền,…
41. Mô hình kinh doanh đấu giá ngược
Đấu giá ngược được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp tìm kiếm nhà cung cấp. Các nhà cung cấp đủ điều kiện đặt giá thầu ngày càng thấp hơn ở mỗi vòng tiếp theo để lôi kéo doanh nghiệp và giành được hợp đồng.
>> Đấu thầu các hợp đồng chính phủ.
42. Mô hình kinh doanh môi giới
Mô hình môi giới cung cấp một nền tảng duy nhất cho người mua và người bán để giao tiếp các giao dịch. Nó tính phí cho bất kỳ giao dịch nào giữa các bên từ người mua hoặc người bán tùy thuộc vào danh mục nổi bật.
>> Expedia, môi giới nhà đất, môi giới gia sư,…
43. Mô hình kinh doanh gộp
Mô hình này thường kết hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ để bán với giá tương đối thấp.
>> Microsoft Office 365(PowerPoint, Excel, Word, OneNote, Outlook), Combo đồ ăn tại KFC, Burger King,…
44. Mô hình Disintermediation
Mô hình Disintermediation (hay còn gọi là mô hình không trung gian). Trên thực tế, các tổ chức theo mô hình này giao dịch với khách hàng và khách hàng trực tiếp thông qua các kênh khác nhau như internet.
>> Dell, Tesla.
45. Mô hình kinh doanh phân đoạn hóa
Mô hình này bán một sản phẩm/dịch vụ để sử dụng một phần. Đây là chiến lược chia các sản phẩm và dịch vụ thành các danh mục phụ khác nhau để giới thiệu sự đa dạng trong các sản phẩm, tính phí cho từng danh mục riêng biệt.
>> Bạn có thể bán bánh gato theo cả chiếc hoặc từng miếng bánh được chia nhỏ.
46. Mô hình kinh doanh Pay as Go (Utility)
Mô hình kinh doanh tính phí theo việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
>> Mô hình này bao gồm các công ty điện, nước, điện thoại di động.
47. Sản phẩm như một dịch vụ
Sản phẩm như một dịch vụ có nghĩa là bán dịch vụ của một sản phẩm hơn là bán sản phẩm thực tế.
>> Fedex.
48. Tiêu chuẩn hóa mô hình kinh doanh
Tiêu chuẩn hóa có nghĩa là làm cho một dịch vụ trở nên phổ biến, vốn đã từng là một dịch vụ được tùy chỉnh. Nó được thực hiện bằng cách thu hút khách hàng nhờ sự tiện lợi và giá rẻ.
>> Minute Clinics (một công ty con của CVS health)
49. Cộng đồng cơ sở người dùng
Cộng đồng cơ sở người dùng kiếm tiền bằng cách phát triển một nền tảng tương tác nơi người dùng tự giao tiếp với nhau và có thể quảng cáo cùng lúc. Mô hình tạo ra doanh thu với cả phí đăng ký và phí quảng cáo. Mô hình này chưa có ở Việt Nam nhiều.
>> Craigslist, Angie’s list
50. Mô hình kinh doanh cho thuê
Cho thuê đề cập đến việc thuê các mặt hàng lớn hoặc có cấu hình cao như máy móc và thiết bị điện tử thay vì họ bán nó.
>> Cho thuê lều trại, cho thuê nhà, Cho thuê thiết bị máy in HP,….
51. Mô hình Dropshipping
Đây là mô hình được nhiều các bạn sinh viên, mẹ bỉm sữa lựa chọn. Ưu điểm của mô hình này là không phải lo lắng về hàng tồn kho. Bạn chỉ việc tìm kiếm khách hàng và đơn hàng sẽ được chuyển từ công ty đến tay khách hàng mà không phải thông qua bạn.
>> Dropshipping mặt hàng mỹ phẩm, phụ kiện điện thoại, quần áo, thời trang,…
| Nguồn: POS365