Chanel được thành lập từ những năm 1909-1910 bởi Gabrielle “Coco” Chanel, bắt đầu từ một cửa hàng thời trang nhỏ ở Paris. Trong suốt hơn 100 năm sau đó, Chanel liên tục khẳng định mình là một trong những thương hiệu cao cấp đáng tự hào nhất của ngành công nghiệp thời trang nước Pháp.
Thương hiệu ấy nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm xa xỉ, mang tính ảnh hưởng sâu sắc và trở thành biểu tượng của phong cách thời trang thực sự. Đẳng cấp của Chanel không chỉ đến từ trí tưởng tượng sáng tạo hay những đôi bàn tay khéo léo, mà còn nhờ đội ngũ marketing chuyên nghiệp hàng đầu. Trải qua suốt 111 năm, ý nghĩa logo thương hiệu Chanel với hai chữ C lồng ghép vẫn là một ẩn số đầy hấp dẫn và mê hoặc.
1️⃣Phong cách sẽ luôn tồn tại
Coco Chanel từng nói: “Thời trang có thể tàn phai nhưng phong cách sẽ luôn tồn tại”. Quả thực, trong khi nhiều hãng thời trang luôn cố gắng chạy đua theo các xu hướng mới nhất, thì Chanel lại đi ngược lại. Các nhà thiết kế của họ có vẻ như khá “cứng nhắc” trong nguyên tắc của mình mỗi khi thiết kế bộ sưu tập mới.
Chiến lược ấy nghe có vẻ khó thành công, nhưng Chanel đã tạo ra một sự nhất quán, đồng bộ trong phong cách thời trang của mình. Những tín đồ thời trang thế giới sẽ luôn dễ dàng nhận ra phong cách thanh lịch, tinh thần tao nhã trên từng sản phẩm. Đây chính là dấu ấn thời trang độc đáo, và cũng là chiến lược marketing đắt giá của Chanel.
>>> 10 bài học đắt giá mà tôi rút ra được từ cuốn marketing giỏi phải kiếm được tiền
2️⃣Nói không với việc sale
Là một thương hiểu xa xỉ, những sản phẩm của Chanel luôn có mức giá đắt đỏ. Đó là vì họ luôn tốn rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện những sản phẩm chất lượng hàng đầu. Không khó hiểu khi giá của một chiếc túi xách Chanel dù đắt đỏ tới đâu cũng luôn được những quý cô giàu có sành điệu chi tiền dể sở hữu.
Một điểm đặc biệt của Chanel là họ rất hiếm khi giảm giá sản phẩm. Họ chỉ có sự kiện bi-annual sales (sale 2 lần mỗi năm), và có 1 cửa hàng outlet duy nhất trên toàn thế giới ở Woodbury Commons, New York. Chanel đôi khi tung ra những sản phẩm bình dân, để hấp dẫn khách hàng ở nhiều phân khúc. Đó chính là cách Chanel giữ vững đẳng cấp thương hiệu của mình.
3️⃣Hệ thống cửa hàng đa dạng
Chanel là hãng thời trang xa xỉ nổi tiếng, vì thế hệ thống cửa hàng luôn xuất hiện ở những vị trí trung tâm thành phố đắt đỏ như New York, Amsterdam,… Bên cạnh đó, Chanel cũng đặt chi nhánh ở những nơi như sân bay hay khách sạn 5 sao, nơi xuất hiện nhiều khách hàng tiềm năng.
Theo thống kê, Chanel có khoảng 310 cửa hàng, trong đó có 128 cửa hàng đặt tại khu vực Bắc Mỹ, 94 cửa hàng tại Châu Á và 70 tại Châu Âu.
4️⃣Không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh
Dù ta làm việc ở bất kì lĩnh vực nào thì sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh sừng sỏ. Chanel cũng không phải ngoại lệ, khi những thương hiệu thời trang xa xỉ như Gucci, Louis Vuitton, YSL, Dior… luôn bên cạnh. Dù vậy, dường như thương hiệu hơn 100 năm tuổi này không bao giờ quan tâm tới các đối thủ của mình.
Suy cho cùng, mỗi thương hiệu đều có những đặc trưng, phong cách, chiến lược marketing riêng biệt. Đặc biệt là trong thời trang, thật khó có thể áp đặt khuôn khổ hay cứng nhắc áp dụng phương pháp của nhau được. Với Chanel, giá trị cốt lõi là tập trung làm tốt công việc của mình, và không quan tâm đến đối thủ khác.
5️⃣Đừng mua qua MXH, hãy tới tận cửa hàng
Hiện nay, do sự thay đổi trong thói quen mua hàng, Chanel tất nhiên cũng thức thời thực hiện các chiến dịch social media marketing. Hãng đã bắt tay vào thành lập các tài khoản Facebook, Instagram, Twitter… với hàng triệu lượt theo dõi.
Tuy nhiên, đừng mong chờ rằng Chanel sẽ phản hồi bình luận đặt hàng, bởi điều đó sẽ không xảy ra đâu. Nếu thực sự muốn mua một sản phẩm, hãy tới trực tiếp cửa hàng hay showroom để được cảm nhận sự chăm sóc chu đáo, tận tình và đẳng cấp của Chanel.
>>> Xem sách marketing giỏi phải kiếm được tiền
Theo SĐ