1. TÌM ĐỊNH NGHĨA CỤ THỂ
Mỗi khi không biết rõ khái niệm giải thích về một điều gì đó, thay vì phải nhọc nhằn tự tay đi tìm một trang web từ điển ngôn ngữ, thì chỉ việc search:
Công thức: định nghĩa [từ cần tìm]
2. TÌM TRANG WEB TƯƠNG TỰ
Khi muốn tìm ra nhiều trang web tương tự với nội dung của một trang web thú vị mình đang sử dụng.
Công thức: related[tên website]
3. TÌM KIẾM KẾT QUẢ TRONG TRANG WEB
Một ngày lang thang trên một kênh thông tin giới trẻ nào đó và đọc được tin bài cực hay, đến hôm sau bỗng muốn tìm lại nhưng không nhớ nổi tên cụ thể, thậm chí còn lỡ tay… xóa lịch sử Internet rồi thì sao? Chẳng có gì đáng lo cả, chỉ cần nhớ mang máng một từ khóa gì đó liên quan, rồi áp dụng:
Công thức: site:[tên trang web] [từ khóa]
4. TÌM TRANG WEB THÔNG QUA TRANG WEB KHÁC
Khi muốn tìm những trang web được dẫn link tới trang web hiện tại. Bạn chỉ cần gõ theo cú pháp: link: trang web cần tìm
Ví dụ: link: trangkienthuc.net thì ngay lập tức, Google sẽ hiển thị những kết quả là những trang hoặc bài viết được dẫn trực tiếp tới trang đích trangkienthuc.net
5. TÌM NHIỀU NỘI DUNG CÙNG LÚC
Để giảm thiểu tối đa thời gian tìm kiếm, bạn có thể nhập cùng lúc 2 từ khóa trong thanh tìm kiếm của Google, dùng “OR” hoặc dấu “I” để tìm kiếm 1 trong 2 từ khóa.
Ví dụ: inbound marketing OR advertising
6. TÌM CHÍNH XÁC CỤM TỪ
Dùng dấu ngoặc kép “ ” để tìm kiếm chính xác từ khóa nằm trong đó theo một trật tự chính xác.
Ví dụ: “inbound marketing”
7. KẾT HỢP TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Dùng dấu cộng “+” dùng kết hợp để tìm cụ thể một từ khóa nào đó và bắt buộc có trong kết quả tìm kiếm. Lưu ý: Bạn phải đặt dấu “+” sát từ khóa, không có khoảng trống.
Ví dụ: inbound marketing +advertising
8. LOẠI TRỪ TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Dùng dấu trừ “-” để loại bỏ một kết quả nào đó khỏi kết quả tìm kiếm của bạn. Lưu ý: Bạn phải đặt dấu “-” sát từ khóa, không có khoảng trống.
Ví dụ: inbound marketing -advertising
9. TÌM KIẾM THEO KẾT QUẢ LIÊN QUAN
Dùng dấu ngã “~” để tìm một từ trong tìm kiếm và các kết quả có chứa các từ tương tự hoặc từ đồng nghĩa.
Ví dụ: “inbound marketing” ~ professional
10. TÌM KIẾM THEO MỐC THỜI GIAN
Có thể bạn cần tìm một tài liệu nào đó nhưng không nhớ chính xác thời gian, thì có thể thay bằng tìm theo khung thời gian, từ bao lâu đến bao lâu. Điều này sẽ giúp Google dễ dàng tìm kiếm hơn. Chúng ta đặt 3 dấu chấm (…) ở giữa 2 mốc thời gian là được.
Ví dụ: Tác phẩm xuân diệu từ 1945…1963
11. TÌM KIẾM TỪ KHÓA TRONG TIÊU ĐỀ TRANG WEB (intitle & allintitle)
– Sử dụng “intitle” để tìm kiếm từ khóa trong tiêu đề trang web.
Cú pháp: intitle: từ khóa
– Sử dụng “allintitle” để tìm kiếm tuyệt đối tất cả các từ khóa đều phải xuất hiện trên tiêu đề trang.
Cú pháp: allintitle: từ khóa
12. TÌM KIẾM TỪ KHÓA TRONG ĐỊA CHỈ TRANG WEB (inurl & allinurl)
– Sử dụng “inurl” để tìm kiếm từ khóa trên địa chỉ web (đường dẫn url).
Cú pháp: inurl: từ khóa
– Sử dụng từ khóa allinurl để tìm kiếm tuyệt đối các từ khóa phải có trên địa chỉ web (đường dẫn url).
Cú pháp: allinurl: từ khóa
13. TÌM KIẾM TỪ KHÓA TRONG NỘI DUNG TRANG WEB (intext & allintext)
– Sử dụng “intext” để tìm từ khóa trong nội dung trang.
Cú pháp: intext: từ khóa
– Sử dụng từ khóa allintext để tìm kiếm tuyệt đối tất cả các từ khóa đều xuất hiện trong nội dung trang.
Cú pháp: allintext: từ khóa
14. TÌM KIẾM THEO KÝ TỰ THAY THẾ CHO TỪ KHÓA CHƯA BIẾT (*)
Nếu các bạn không nhớ hết từ khóa thì các bạn có thể sử dụng dấu * để thay thế những từ khóa mà bạn không nhớ, Google sẽ trả về những từ khóa đầy đủ cho các bạn lựa chọn. Nó không có cú pháp cụ thể, các bạn chỉ cần nhập ký tự * vào từ khóa mà bạn chưa nhớ.
Lưu ý: Dấu * có thể đứng trước, đứng giữa, đứng sau từ khóa cần tìm.
Cú pháp “cache:” dùng để xem lại bản cache đã được Google lưu lại.
15. TÌM TỪ KHÓA THEO LOẠI TỆP (FILETYPE)
Nếu các bạn muốn kết quả tìm kiếm trả về sẽ là các trang có chứa file có định dạng mà bạn muốn thì các bạn sử dụng cú pháp: từ khóa filetype:định dạng tệp
Ví dụ: giá trị gia tăng filetype: doc
15. TÌM KIẾM TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Đặt dấu @ trước một từ để tìm kiếm trên mạng xã hội. Cú pháp: từ khóa @tên mạng xã hội
Ví dụ: chứng khoán @facebook
16. TÌM KIẾM THEO HASHTAG (THẺ)
Sử dụng dấu # để tìm kiếm theo thẻ, cú pháp cụ thể: #từ khóa
Ví dụ: #pc để tìm kiếm các hashtag có chứa pc.
17. NHẬN THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ MỘT TRANG WEB
Sử dụng từ khóa info để nhận thông tin chi tiết về trang web. Cú pháp: info:địa chỉ trang web
18. XEM PHIÊN BẢN CỦA TRANG WEB ĐƯỢC GOOGLE LƯU TRONG BỘ NHỚ CACHE
Sử dụng từ khóa cache để xem thông tin phiên bản của trang web trên Google
Cú pháp: cache:địa chỉ trang web
19. TÌM KIẾM CỤ THỂ (HÌNH ẢNH, VIDEO, TIN TỨC)
Các bạn nhập từ khóa cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm Google và tìm kiếm, nếu các bạn muốn tìm kiếm hình ảnh thì các bạn chọn thẻ “Hình ảnh”, chọn “Video” nếu muốn tìm kiếm các video liên quan đến từ khóa, chọn “Tin tức” nếu muốn tìm kiếm tin tức về từ khóa tìm kiếm. Như vậy các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được kết quả mình mong muốn hơn.
20. TÌM KIẾM THEO TIÊU CHÍ NHẤT ĐỊNH (TÌM KIẾM CÔNG CỤ)
Các bạn tìm kiếm từ khóa trên Google tìm kiếm, sau đó lựa chọn Công cụ dưới khung tìm kiếm, tại đây các bạn sẽ có những tùy chỉnh để thu gọn kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: các bạn muốn tìm kiếm hình nền máy tính với kích thước full HD thì các bạn nhập từ khóa trong ô tìm kiếm Google là hình nền máy tính (hoặc một từ khóa tương tự) sau khi tìm kiếm các bạn chọn “Hình ảnh”.
Tiếp theo các bạn chọn “Công cụ:, trong công cụ các bạn chọn “Kích thước >2MP (1600-1200)”, như vậy kết quả tìm kiếm sẽ trả về cho các bạn các hình nền máy tính với kích thước full HD. Ngoài ra các bạn có thể tùy chỉnh nhiều tùy chọn khác để có kết quả gần với mong muốn của bạn nhất.
21. LÀM TOÁN TRÊN GOOGLE SEARCH
Dịch vụ tìm kiếm của Google có thể được sử dụng như một chiếc máy tính. Chỉ cần gõ một phép tính nhanh và Google sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời ngay lập tức.
Google có thể thực hiện những phép toán cơ bản (phép cộng, trừ, nhân chia như 5+6 hoặc 3×2) và các phép tính logarit, các phép toán với hằng số như số pi, cũng như các hàm lượng giác như Cos, Sin…
Ví dụ: Vẽ đồ thị hàm sin2x bạn chỉ cần nhập vào ô tìm kiếm sin2x graph
22. CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ
Bạn có thể đổi tiền Việt sang tiền USD, Nhân dân tệ,… đổi từ độ C sang độ F, từ m sang km, từ dặm sang m,…và ngược lại ngay trên Google tìm kiếm.Công thức: X [đơn vị 1] = [đơn vị 2]
Ví dụ: Bạn muốn chuyển đổi 100 USD sang tiền Việt Nam là bao nhiêu thì bạn có thể nhập 100 USD = VND.
23. TÌM KIẾM GIÁ SẢN PHẨM
Các bạn chỉ cần đặt $ ở trước một số, cú pháp: từ khóa $số tiền
Ví dụ: điện thoại $300
24. XEM DỰ BÁO THỜI TIẾT
Để biết thời tiết ở một địa điểm cụ thể, hãy lên Google. Công thức: thời tiết [địa điểm] hoặc weather [địa điểm]
Ví dụ: Bạn muốn biết thời tiết ở Hoài Ân, Bình Định ra sao, hãy gõ: “Thời tiết Hoài Ân, Bình Định”
25. TÌM DÂN SỐ
Bạn có thể xem nhiều loại dữ liệu về một thành phố, đất nước cụ thể như tỷ lệ dân số và tỷ lệ thất nghiệp.
Ví dụ: Muốn biết dân số Việt Nam, bạn chỉ cần gõ “population vietnam” hoặc “dân số Việt Nam“. Bạn cũng có thể tìm kiếm dân số ở các tỉnh Việt Nam, tuy nhiên mốc thời gian dữ liệu sẽ khác.
>>> Những tựa sách “nhập môn” marketing (p1)
Nguồn: Sưu tầm